Giống như một kẻ bị hút hết tâm trí, anh đi như thôi miên theo
sau khiến cô gái hoảng sợ, gắng sức guồng đôi chân tật nguyền đạp xe cho
nhanh những mong thoát khỏi ánh mắt sắc nhỏ của kẻ lạ mặt...

“Anh sẽ đi xách vữa, phụ hồ để làm lại cuộc đời nếu như em đồng ý
lấy anh…”, lời gan ruột ấy được nói ra cách đây 30 năm đến nay vẫn còn
nguyên giá trị. Đó là lời tỏ tình đặc biệt của đại ca băng “Gió lộng”
với cô gái tật nguyền một thời.

Người đàn ông có mối tình đặc biệt ấy là Phạm Văn Hùng, năm nay 56 tuổi,
ở phường Quang Trung, thành phố Nam Định, trật tự viên phường Cửa Bắc,
một điểm nóng về an ninh trật tự.


[You must be registered and logged in to see this image.]
Anh Hùng với công an phường Cửa Bắc đi dẹp trật tự nơi phố phường.

Ngày ấy, tối tối anh thanh niên có tên Hùng này lại ra hồ Vị Xuyên ngồi
chơi tán gẫu với một nhóm choai choai khoảng 20 - 30 người cả nam lẫn
nữ. Tự bảo nhau không làm việc xấu, cả nhóm đồng ý lấy tên “Gió lộng”
đặt cho nhóm và chọn bờ hồ làm “đại bản doanh”.

Thế nhưng ngày đó Nam Định có nhiều băng cướp nổi lên thành ra việc va
chạm giữa các băng, hội này thường xuyên xảy ra do hiểu lầm, đố kỵ và
ghen ghét. Vóc dáng nhỏ con nhưng vì lỳ và giỏi võ nên Hùng được tôn
sùng làm đại ca.

Không trộm cắp, ăn chặn tiền của người đi đường nhưng vì hay đánh nhau
nên băng nhóm của Hùng bị đưa đi tập trung cải tạo. Bỗng dưng phải mang
tiếng đi tù, chán đời, anh chỉ muốn làm một việc gì đó để “hành xác” và
những hình thú quái đản được xăm trên người anh đã ra đời trong hoàn
cảnh ấy. Biệt danh "Hùng xăm" cũng từ đây xuất hiện.
Sau 2 năm tập trung trở về, mặc cảm với láng giềng, hàng tuần trời anh
không bước chân ra khỏi cửa. Nghe tin trong đám đệ tử ngày xưa, có đứa
giờ theo chân kẻ xấu, đi trộm cướp, đứa tha phương lập nghiệp,… anh như
người mất phương hướng. Nhất là khi thấy hàng xóm đem gương mình ra dạy
con là anh lại càng muốn chui sâu, trốn kỹ trong căn buồng cuối nhà.

Một, hai tháng như thế trôi qua rồi đồng chí cảnh sát khu vực tới nhà,
qua những câu chuyện không đầu không cuối của người công an này, anh đã
mạnh dạn hơn để rồi tự tin nhận một chân trong tổ bảo vệ dân phố. Cũng
chính thời gian này, anh đã gặp chị.
Một buổi chiều đi dẹp trật tự ở phường Quang Trung về, đang lững thững
đi bộ, bỗng anh bắt gặp cảnh một cô gái tật nguyền đang cố gắng đạp
chiếc xe phía trước. Như một phản xạ tự nhiên, anh ngước mắt nhìn và
lặng đi vài giây bởi bên trong chiếc nón không còn mới kia là một khuôn
mặt đẹp đến thánh thiện. Đã từng có nhiều đàn bà qua tay nhưng vẻ tươi
tắn của chị đã khiến một gã giang hồ như anh rung động.

Giống như một kẻ bị hút hết tâm trí, anh đi như thôi miên theo sau khiến
cô gái hoảng sợ, gắng sức guồng đôi chân tật nguyền đạp xe cho nhanh
những mong thoát khỏi ánh mắt sắc nhỏ của kẻ lạ mặt.
Biết được địa chỉ nhà cô gái, từ hôm đó, ngày nào Hùng cũng đến, chẳng
để làm gì mà chỉ là để được nhìn thấy khhuôn mặt người mình mơ tưởng dẫu
có thoáng qua. Ở thành phố nhỏ bé này, chẳng ai lạ gì anh nên khi thấy
anh xuất hiện trước cửa, chị chạy vào buồng trốn còn bố mẹ cô sợ đến nỗi
không nói được câu nào. Họ không dám đóng cửa mỗi khi anh tới nhưng
cũng không dám ra tiếp còn chị cứ nằm trong gầm giường run rẩy.

Mặc, ngày nào cũng vậy, cứ sau bữa cơm chiều là anh tới, chọn một góc
bàn uống nước để ngồi, không tham dự bất cứ câu nào với đám thanh niên
cũng đang trồng “cây si” trước nhà cô gái. Một vài tháng như thế qua đi,
những người có ý định tìm hiểu chị lần lượt bỏ cuộc, bố mẹ chị cũng dần
bớt sợ, bắt đầu hỏi chuyện. Anh thẳng thắn cho biết mục đích của mình
là muốn được cưới cô gái về làm vợ. Anh vụng về thổ lộ với chị: “Sức
khoẻ em yếu thế này, anh sẽ chăm sóc, bảo vệ em đến suốt cuộc đời. Nếu
em đồng ý, dù phải xách vữa để nuôi em, anh cũng không bao giờ quay lại
con đường cũ”.

Chẳng biết có phải vì tin vào lời hứa của anh hay vì sợ mà chị đã đồng
ý. Mấy tháng sau, đám cưới của Hùng “xăm” và cô gái khuyết tật diễn ra
giản dị nhưng thật đặc biệt vì có sự góp mặt chung vui của các đồng chí
công an phường và chính quyền địa phương. Cũng từ đây, quyết tâm hướng
thiện, làm việc có ích cho xã hội càng được dịp hằn sâu, bén rễ trong
lòng gã đại ca giang hồ tăm tiếng một thời.
Thời gian đầu anh được phân công đảm bảo an ninh trật tự ở phường Quang
Trung, nơi có điểm dừng đỗ mà những xe khách liên huyện thường dừng để
đón trả khách. Lợi dụng các xe khách thường dừng đỗ nhanh, bọn tột phạm
thường trà trộn vào khách đi đường để trộm, cướp.

Hôm đầu tiên nhận nhiệm vụ, tổ bảo vệ của anh Hùng ra nơi này án ngữ
khiến nhiều tên trộm không dám ho he, thế nhưng chúng đâu chịu mất “đất”
làm ăn một cách dễ dàng như thế. Sau vài ngày quan sát, thấy mấy tên
tay chân của mình bị tóm, Thường “kiếm”, một tên cầm đầu băng móc túi
liền ra mặt, nói chuyện với anh. Hắn đề nghị anh làm ngơ cho chúng hoạt
động và “cưa đôi” cho anh số tài sản kiếm được. Không được chấp thuận,
kẻ đại ca này liền thuê người về “xử” anh, tuy nhiên điều hắn không ngờ
là kẻ được thuê đâm chém mướn ấy lại là đệ tử cũ của anh. Chính vì thế
mới có cảnh một đám thanh niên đằng đằng sát khí, tay lăm lăm dao kiếm
chờ lệnh xông tới “rửa hận” bỗng có kẻ từ phía sau tới trước mặt anh
Hùng, khoanh tay xin lỗi rồi xua quân rút.

Sau lần đó, những vụ trấn cướp, móc túi ở bến đỗ này giảm hẳn nhưng bọn
tội phạm đâu có buông tha anh. Chúng vẫn thi thoảng tìm cách đánh lén
anh và vì thế mà những vết sẹo do bị trả thù cũng theo đó dầy lên trên
thân thể anh. Anh kể: Hồi ấy, mình không bao giờ dám chở vợ con ra phố
chơi vì sợ liên lụy tới người thân. Đã có lần, những đứa trẻ hàng xóm bị
các đối tượng tưởng nhầm là con anh, túm cổ áo, bắn tin dằn mặt. Thậm
chí chúng còn bắn tin qua hàng xóm, tới tai vợ anh… Vết sẹo lớn trên đầu
anh là một "vật chứng" của lần lấy lại chiếc ví tiền trả cho bị hại, bị
chúng đánh trả thù...
Khu lao động ổn định, anh được “điều” về bảo vệ dân phố ở miền Hoàng Văn
Thụ, một địa điểm khá phức tạp về tội phạm hình sự và tệ nạn ma tuý.
Lại những đêm thức trắng đi tuần, những lần hỗ trợ cùng lực lượng công
an truy bắt bọn tội phạm,…với anh đã quá quen thuộc. Khoảng 2 năm nay,
anh nhận nhiệm vụ tại Công an phường Cửa Bắc, ngày ngày cùng anh em nhắc
nhở bà con giữ gìn hè phố gọn gàng, đề phòng trộm cắp, cháy nổ... góp
phần cùng lực lượng công an giữ gìn an ninh trật tự.
Căn nhà nhỏ của vợ chồng anh mấy chục năm nay vẫn thế, đơn giản và nhẹ
nhàng như người vợ của anh vậy, chỉ có những tấm bằng khen, giấy khen
treo thành dãy trên tường minh chứng cho lời hứa của một gã giang hồ
hoàn lương mãi còn đó.
Thu Trinh
nguồn

Nhân chi sơ, tính bổn thiện ! Trong con người ai cũng có chữ tâm. Cho
dù là một góc nhỏ trong tâm hồn. Nhưng khi gặp dòng nước mát tưới vào
tâm hồn thì chữ tâm đó dần dần phát triển và nở rộ ra những bông hoa làm
đẹp cho đời và cho tâm hồn - dù đã chai sạn !


[You must be registered and logged in to see this link.]